Poem logo
Poem logo

thơ hoạ nguyễn thành sáng & tam muội (1839)

Tác giả: Nguyễn Thành Sáng
Thơ hoạ Nguyễn Thành Sáng & Tam Muội (1839)

Chợ Hoa Thuở Nào

Vừa nghe tiếng gáy vội tung mền
Vuốt lại mái huyền, thắt bím lên
Nhoẻn miệng xoay mình soi trước kiếng
Băng đô chấm đỏ nhẹ cài bên

Khoác chiếc đầm xinh Mẹ mới mua
Cổ “V” tuyệt mỹ cách thêu thùa
Đính vài chú thỏ chơi tìm kiếm
Trên thảm cỏ xanh, hóm hỉnh đùa

Vầng dương ló dạng phía lưng đồi
Tháng Chạp vẫn còn lành lạnh môi
Vạt nắng xuân thềm hơi bẽn lẽn
Bởi làn rét nghịch, chẳng nhường ngôi

Thoăn thoắt cổng ngoài chờ đợi Cha
Tim buồng thình thịch rộn ràng ca
Thầm vui lát nữa được chiêm ngưỡng
Vạn đoá hoa trưng…thoả thích mà!

Chợ quê nhộp nhịp những gian hàng
Thược dược, cát tường, xếp dọc ngang
Đào, quất, tạo hình Long uốn lượn
Sắc hương lộng lẫy tợ Thiên đàng

Niềm nở hỏi chào như chẩy hội
Đổi trao, định giá, ngắm, chuyền tay
Kẻ khiêng, người gói, luôn hồ hởi
Dưới ngọn mưa phùn phảng phất bay…

Thoáng chốc xa làng hơn chục năm
Chưa lần dịp bước trở về thăm
Đêm nay bỗng thước phim hoài niệm
Chực mặn dòng ưu chảy xuống cằm.


January 20, 2020
Tam Muội


Thổn Thức Thời Gian

Chầm chậm lướt ngang, ngoảnh mặt nhìn
Ngôi trường tiểu học khá xinh xinh
Cây xanh hai dãy che vòm nắng
Đỡ bước chân thơ đến cổng Trình...

Có lẽ giờ nầy còn hơi sớm
Khắp bề văng vắng, tụ lưa thưa
Đứa lưng quảy cặp đi thong thả
Đứa xách trên tay hí hửng đùa

Nửa nền bóng mát trải theo chân
Nửa chói chang in sáng mặt bằng
Như thể tượng hình kia cuộc sống
Mai sau các cháu hứng hai phần

Sướng khổ, vui buồn hoặc đói no
Đong đầy hạnh phúc tợ như mơ
Hay vòng lận đận chìm lao nhọc
Nẻo lối thênh thang áng lững lờ...

Ngày xưa ta cũng giống như vậy
Vui vẻ hồn nhiên cứ mỗi ngày
Chỉ biết học hành hay trững giỡn
Nào đâu hiểu chuyện ở tương lai

Thắm thoát thời gian chầm chậm trôi
Đổi thay cảnh vật cứ lần hồi
Tóc xanh điểm thắm, niềm thơ dại
Dần mái pha sương, thổn thức đời

Còn gì để nhớ với mà thương
Đăng đẳng bôn ba bước dặm trường
Chuỗi chất ngất say bầu ánh toả
Nay chiều vẳng vọng tím hồi chuông...


22/02/2020
Nguyễn Thành Sáng

Ý kiến bạn đọc

TÌM KIẾM BÀI THƠ
Nhập từ khóa:
Tìm kiếm