thơ xóm đồng ( bài luận số 2 )
ThƠ xÓm đỒng
( Bài luận số 2 )
Lịch sử để lại phải biết cảm ơn và kế thừa, Việt ngữ đã mang đến chúng ta sắc màu của dân tộc, hồn của Quốc gia. Trong quá trình đấu tranh giành chủ quyền và dựng nước mấy ngàn năm nay, trước kia cũng có ngôn ngữ Việt cổ, Hán, Nôm ... rồi tiếng Pháp, Anh, Nhật... du nhập vào nước ta. Kế thừa những túy của ngôn ngữ, tiền nhân đã dày công hình thành Quốc ngữ hôm nay, với 6 thanh kết hợp với ký tự khi phát âm diễn tả độ trầm bổng, thăng giáng, cảm xúc thăng hoa, bốn mùa hoa lá ....về toán học giống hình sin, về tự nhiên gần gũi, về thơ gọi bằng trắc....
Với 54 dân tộc, đặc điểm phát âm các vùng miền khác nhau, có những địa phương khi nói một câu Việt Ngữ thì âm thanh vang lên nhịp điệu câu thơ, câu hát. Nhờ cấu trúc của ngôn ngữ hình thành âm điệu, nghe như chim hót, gió ru - cái hồn gởi gắm trong ngôn ngữ Việt, cái hồn này chính là chất thơ hình thành khi còn non nớt.
Với đặc điểm như vậy, mở ra một hướng đơn giản nhất cho mọi đối tượng nhằm tư duy về thơ ca, sao cho tiếp cận nhanh, gọn, nhẹ nhằm truyền đạt ý nghĩ của mình cho người khác theo chiều dài vận động của con người, xã hội, thiên nhiên....và là ý nghĩ mang tính nhân văn, tâm hồn sâu lắng.... diễn đạt mang màu sắc thi ca.
Ví dụ cho dễ hiểu: " Đứa trẻ khóc Oa Oa Oa trong vòng tay của mẹ lúc chào đời "
Viết thơ cố gắn truyền đạt ngắn gọn, gợi nhớ, cảm xúc cô đọng.... người đọc sẽ đặt mình vào hoàn cảnh để liên tưởng.... thì câu văn trên thành thơ như sau:
Oa oa oa/
Sưởi ấm vòng tay mẹ/
Chào đời
Vậy là đủ rồi, vì không ai nghĩ là người già khóc oa oa, hoặc 18 tuổi là chào đời?
Là cảm xúc tâm lý, âm thanh phát ra được mã hóa bởi các ký tự ngôn từ nhằm lưu lại trạng thái, hình ảnh đứa bé sơ sinh, rất thiêng liêng! Chúng ta KHÔNG CẦN ĐẶT ĐỀ TÀI, chỉ vậy với đơn giản một câu, hoặc ba dòng chữ XUỐNG HÀNG khi đọc với giọng thân thương, nhịp nhàng, đặc tả tâm lí cảm xúc, thì đã là thơ.
Có vẻ rời rạc vài từ, không hợp lắm với kiểu thơ truyền thống đã đọc, nhưng là lối tiếp cận dễ dàng nhất đến với thơ-Khái niệm thơ Xóm Đồng là suy nghĩ riêng.
Bài luận tiếp theo sẽ mô tả mối quan hệ từng bước, giác quan hình thành thơ và những đặc điểm tác giả biết được, tuy nhiên không tránh khỏi hạn chế.