Poem logo
Poem logo

stlbxlđ 1994 vài câu gởi thanh-binh duong

STLBXLĐ 1994

Nhóm TìnhThơ XuyênlụcĐiạ

VÀI CÂU GỞI Thanh-Binh Duong :

Chạy sớm khôn hồn vía khỏi bay !
Gia Long đủ khoá học bao ngày ?
Nhu mì uổng phí thầy cô dạy
Tánh hạnh ngông cuồng cứ tưởng hay !
*
Không còn thục nữ mái trường xưa
Ngạo bán lời buông khắp chẳng chừa
Ác quỉ hay là ma ẩn chứa ?
Khi người bệnh não biết rồi chưa .?..
*
Kỷ niệm hai trường được viết ra
Vào câu vận gắn thuở hương ngà
Đem lòng đố kỵ cùng thêm phá
Hí hỡn nô đùa tựa quỉ ma...
*
Đời ba ký đã bị bơm vào
Tủi hận khôn cùng chẳng biết sao
Có dịp khùng điên rồi phát cáo
Hò vang khấy đỏng đảnh lui gào.
-N3-Nguyễn Ngọc René - 01/11/2017

**
Trung Học Quận Bảy :
Bài thơ kỷ niệm giữa hai trường
Gắn những lời khinh bỉ tận xương
Đú đởn chiêm ngòi ôi tự sướng
Khùng điên rõ nét bọn lê đường.
*
Đức hạnh còn đâu hỡi má hường ?
Ngoan hiền.. đỏng đảnh thế mùi hương
Thành ma ngạ quỷ nghề trăm hướng
Đá gãy vần mơ của những trường...

**
TìnhThơ XuyênlụcĐiạ :
Thanh Bình quỷ ám óc ngu ngơ
Quả đúng vì sao quá dại khờ ?
Khẩu ứng mà chi rồi tưởng bở
Khinh dòng kỷ niệm những vần thơ.
*
Lục địa xuyên liền chẳng nới tay
Rồi đây giữ chặt tháng , năm, ngày...
Cho vào khép lại mồ không đáy
Trọn kiếp lưu đày khó đổi thay !

**

Tran Chien :
Tự nhiên nhảy xổ vào cuộc chiến của người kể cũng chẳng phải do hiếu chiến gì, tuy là bạn, nhưng không hề có ý "bênh" N3 đâu, mà chỉ vì thấy những câu viết chướng tai gai mắt quá, mang tiếng "con nhà - học trường GL) mà lời lẽ chua ngoa đanh đá quá người không được học hành gì, nhục.. tức mình, viết tiếp một bài nối vận nữa đây (với tư thế của một người con trai đối đáp với những lời lẽ điêu ngoa chỏng lỏn của người con gái (những câu đặt trong dấu "...") :

TỪ.. HOÀI NIỆM GIA LONG - PÉTRUS-KÝ...

"Muốn thì anh cứ ngồi mơ
Ngâm câu hoài niệm mà chờ vài năm"

Ngỡ cùng bạn cũ hỏi thăm
Chứ đâu gặp dạng rau răm thì là
Chỉ coi gia vị thôi nha
Đừng khi như thể con nhà mà mơ

"Tưởng rằng gửi chút vẩn vơ
Vào tim người ấy chẳng ngờ bỏng tay"

Bây giờ ở phía trời tây
Liệu rằng còn nhớ những ngày bên nhau
Nhắc chi chữ "bỏng" mà sầu
Cái thời vụng dại qua lâu gốc dừa...

"Trời mưa thì mặc trời mưa
Đứng chờ trước cổng tưởng vừa lòng ai
Chữ ngờ học mãi vẫn sai
Tình vờ người biếu đắng cay đến già"

Dẫu sao nay cũng ông bà
Van em đừng nhắc kẻo mà ai ghen
Sợ khi sóng gió nổi lên
Phương xa anh lại trùm mền ngẩn ngơ..

"Đã còng vì chở ước mơ
Cõng thêm mối hận đến giờ chưa phai"

Cũng đành một kiếp tài trai
Mất em đời bước đường dài cô đơn
Thôi em đừng oán đừng hờn
Kiếp sau mình sẽ keo sơn dạt dào

"Thưa rằng chẳng phải làm cao
Nhưng anh.. đũa lệch ghép sao cho vừa"

Biết em ngần ngại xin thưa
Anh cao em thấp cũng thừa xứng đôi
Bên nhau tha thiết bồi hồi
Sẽ vui gia cảnh lại rồi đông con

"Cho dù mắt anh có mòn
Cũng là ôm giấc mộng con ngày nào"

Anh thề trên có trời cao
Dưới có đất thấp.. thì thào khẽ nha
Quan chiêm mặc kệ người ta
Em vui em sướng nhất là bên anh
Chỉ e canh chẳng ngọt canh
Cơm không được dẻo tanh bành em la

"Cho dù anh giỏi ba hoa
Thì hương vườn cũ vẫn là trong mơ"

Vườn xưa hoang phế đến giờ
Cỏ lau cỏ lách bơ phờ chi mê
Em nhắc chuyện ấy làm giề
Da mồi tóc bạc vẫn hề hề.. yêu

"Thương anh cũng có ít nhiều
Vả chăng nghĩa cũ cũng xiêu lòng này
Thì thôi xếp hàng vô đây
Chờ em gọi đến (sẽ) thêm vài điểm cho"

Giờ thì em chớ có lo
Nước hoa Pháp.. cũng chẳng mò tới đâu
Chẳng gì cũng đấng mày râu
Hoa thơm bướm lượn trên đầu như sao

"Nghe rồi lòng cũng nao nao
Đường tu vụn* mới xi cà queo như vầy" (*chắc phải là chữ vụng)

Trời đừng nổi gió heo may
Em tôi ngứa vẩy mình đầy ngứa ran

"Ê thôi đừng có ăn gian
Mượn danh trường cũ thử gan lòng người
Em dù là trăng.. ba mươi
Sao mai vẫn sáng một trời Gia Long
Anh Petrus có một đồng
Đem về chất đống bỏ không cũng hoài
Thôi em chẳng dính.. bõ tay"

Chắc em sung sức hơn ngày thuở xưa
Chiều nhau biết mấy cho vừa
Ôm em biết mấy chắc chưa vừa lòng
"Đò đầy đò phải sang sông
Đến tuổi em phải lấy chồng - tất nhiên"
Xin đừng vì thế nổi điên
Chua ngoa lắm nỗi khỏi phiền người nghe
Hình dung em dáng le te..

Ý kiến bạn đọc

TÌM KIẾM BÀI THƠ
Nhập từ khóa:
Tìm kiếm