Poem logo
Poem logo

tri kỷ (thế nào là bạn lành?)

Tác giả: Www.BlogDaoPhat.com
Bên lề hội nghị...

Em ạ!

Có thể làm tri kỷ được không?
Bao nhiêu cất giấu ẩn trong lòng
Chỉ mang nhau đến miền lương thiện
Gửi gió và hoa vị mênh mông.

Bởi làm tri kỷ dễ vô cùng
Bao điều muốn nói, cứ hoà chung
Nhịp điệu nhân duyên tất phải nhịn
Hoà quyện trăm năm vẫn trẻ trung.

Em có muốn làm tri kỷ không?
Để anh kể nghe chuyện vườn hồng
Bốn mùa thắm cảnh khoe nắng vuốt
Bướm lượn, vờn quanh gió hiu trông.

Một ngày làm tri kỷ trăm năm
Một tháng không qua một đêm rằm
Vụ mùa bội! thua thì ngậm sữa
Ẩn vòm xanh, hương vẫn bâng khuâng.

Tri kỷ mãi là chốn dừng chân
Có trách chi đâu, lỡ hiểu nhầm
Nếu chót lời thiêng? ồ, xin lỗi!
Chắc là ai nhỡ nhói trong tâm.

Có chuyện riêng tư, tri kỷ thăm
Xoã lòng cùng nhau, lại cười thầm
Để rồi sau đó ung dung gối
Bỏ chuyện ngày qua, hết băn khoăn.

Cho anh làm tri kỷ thời gian
Để em thoải mái khắc lệ tràn
Của ai? Mặc kệ, em đâu biết
Có đôi lần tri kỷ đăm đăm.

Em cứ là tri kỷ trong anh
Chắc chắn một đời em ngủ yên
Không phải lo âu tình mộng mị
Anh giữ em yên giấc, tâm thiền.

Một ít lời thôi, dẫu bao lần
Nói ra cho vắng cõi thi nhân
Không phải vắt lời thoa hoa mỹ
Tri kỷ một lần, qua vạn năm.

Tri kỷ 1/3/2017

#空境灯如

•••••••••••¦••••••••••


THẾ NÀO LÀ BẠN LÀNH

Theo Đức Phật, người bạn lành hay người bạn đạo lý tưởng (kalyāṇa-mitta), là mẫu người mang đủ bảy phẩm tính:

(1) Dễ mến (piya) : Người dễ mến, có đức hạnh, chân thật, sẵn sàng giúp đỡ người khác.

(2) Được kính trọng (garu): Người có tâm trong sạch, có trí tuệ, thánh trí, hơn người thường. Có trí tuệ, biết đúng sai, nên có khả năng dạy người khác đi trên chánh đạo.

(3) Được người khác dùng làm đối tượng để rải tâm từ ái (bhavaniya): Do kết quả từ hai đức tính dễ mến và kính trọng, nên người này được người khác rải tâm từ.

(4) Có khả năng chỉ lỗi cho người khác để xây dựng (vattāra): Thay vì ngó lơ, người này có tâm ý thiện, chỉ giúp lỗi lầm, để giúp người được tốt đẹp.

(5) Có khả năng nhẫn nhục khi bị phê bình (vasanakkama): Không ngã mạn nghĩ mình là vị thầy khi bị phê bình. Dám chấp nhận để sửa sai.

(6) Có khả năng dạy những điều thâm sâu trong Giáo Pháp (gambhira katham): Giảng dạy Thiền Tứ Niệm Xứ về cả hai lý thuyết và thực hành. Khả năng giảng dạy một cách đơn giản cho người khác hiểu được nghĩa lý thâm sâu của Giáo Pháp.

(7) Không lợi dụng bạn hay học trò để được lợi cho cá nhân (atthane no sa ni yogita).

Một người bạn đạo hội đủ 7 phẩm tính như vậy sẽ có khả năng giúp cộng đồng, xã hội có được những thành viên đầy đủ trí đức hơn người bình thường.

Người này cũng là một gương mẫu để người khác noi theo, đồng thời cũng chỉ dạy được người khác trở thành người tốt đẹp.

Và như vậy họ có thể làm cho gia đình, xã hội, quốc gia, và thế giới được an vui hạnh phúc, không bị đau khổ trong vòng luân hồi vô tận.

Thiền sư U Pandita

© www.BlogDaoPhat.com

Ý kiến bạn đọc

TÌM KIẾM BÀI THƠ
Nhập từ khóa:
Tìm kiếm