tết hàn thực cảm tác
Hàn Thực tiết nồm nhớ Tử Thôi
Lòng trung hiếm gặp ở trên đời
Khi ngày xẻo thịt vui tình chúa
Lúc buổi băng rừng biết phận tôi
Ngẫm thấy tích xưa dường hữu hạn
Mà thương chuyện cũ quá xa vời
Bây giờ ví được như vầy nhỉ...
Lại chẳng sầu lo buổi tối trời.
Ngày 30.03.2017 (03.03 Đinh Dậu)
Chi tiết câu chuyện về Giới Tử Thôi và ngàu tết Hàn thực
(Trích Đông Chu liệt quốc, hồi 37)
...Tấn Văn công ban thưởng cho những người có công phục quốc, chia ra làm ba hạng : một là những người tòng vong ; hai là những người tống khoản ; ba là những người nghênh hàng . Trong ba hạng ấy lại tùy theo người nào có công khó nhọc nhiều hay ít mà chia hơn kém : những người tòng vong thì Triệu Thôi và HỒ Yển đứng đầu ; những người tống khoản thì Loạn Chi và Khước Tần đứng đầu ; những người nghênh hàng thì Khước BỘ Dương và Hàn Giản đứng đầu. Tấn Văn công lại đem năm đôi ngọc bích ban cho HỒ Yển, để đền lại viên ngọc bích ném xuống sông Hoàng Hà khi trước. Lại nghĩ đến HỒ Đột bị chết oan, truyến lập miếu Ở núi Mã Yên để thờ, đổi tên núi ấy là núi HỒ Đột. Tấn Văn công ban thưởng công thần xong, lại ra một tờ chiếu treo Ở cửa thành nói rằng : "Nếu người nào có công lao mà chưa được dự thưởng thì cho phép cứ tự nói ra".
HỒ Thúc nói với Tấn Văn công rằng :
Tôi theo chúa công, từ khi còn Ở đất Bồ, cho đếu khi chu du khắp các nước, lúc nào tôi cũng hầu hạ Ở bên cạnh, nay chúa công thưởng công cho những người tông vong mà khồng nhớ đến tôi, chẳng hay tôi có tội gì ?
Tấn Văn công nói :
- Trong bọn tòng vong : người nào lấy điều nhân nghĩa mà khuyên bảo ta thì là công đầu ; người nào vì ta mà bàn mưu lập kế thì là công thứ hai ; người nào xông pha mũi tên hòn đạn để giữ gìn cho ta thì là công thứ ba ; còn những người nào chỉ có công theo hầu khó nhọc mà thôi thì lại Ở dưới nữa. Vậy nên ta thướng cho ba hạng trên trước rồi sẽ đếu lần nhà ngươi.
HỒ Thúc thẹn mà lui ra. Tấn "Văn công truyền đem vàng lụa trong kho ban thưởng cho tất cả các tôi tớ hầu hạ, ai cũng lấy làm bằng lòng. Chi có Ngụy Thù và Điên Hiệt cậy mình vũ dũng, thấy Triệu Thôi và HỒ Yển đều là văn thần, chỉ biết làm việc tư lệnh văn thư mà lại được trọng thưởng hơn mình, có ý không phục, thường vẫn kêu ca oán giận. Tấn Văn công nể hai người có công lao, vậy nên không nói đến.
Giới Tử Thôi cũng là một người trong bọn tòng vong, nhưng tinh khí điềm đạm, từ khi mới về đến sông Hoàng Hà, thấy HỒ Yển có ý khoe công, đã lấy làm khinh bỉ, không muốn Ở lẫn với bọn ấy ; đến lúc Tấn Văn công lên nối ngôi, Giới Tử Thôi chỉ vào chúc mừng một lần đầu, rồi cáo ốm về nhà, yẽn phận nghèo khổ, vẫn đi khâu giày thuê để lấy tiền nuôi mẹ già. Khi Tấn Văn công ban thưởng công thần, không thấy Giới Tử Thôi, cũng quên đi mất, không hỏi đến.
Người láng giềng của Giới Tử Thôi là Giải Trương, thấy Giới Tử Thôi không được thưởng, có ý không bằng lòng ; lại thấy trên cửa thành có yết một tờ chiếu nói : "Nếu người nào có công lao mà chưa được dự thưởng thì cho phép cứ tự nói ra" bèn vội vàng gọi cửa, báo tin cho Giới Tử Thôi biết. Giới Tử Thôi chỉ mỉm cười mà không nói gì cả. Bà mẹ Ở dưới bếp nghe tiếng, bảo Giới Tử Thôi rằng :
Mày khó nhọc trong mười chín năm trời, đã từng cắt thịt đùi để dâng chúa công, sao bây giờ mày không nói ra mà lĩnh thưởng, họa may được một vài chung thóc, chẳng côn hơn đi khâu giày thuê hay sao !
Giới Tử Thôi nói :
- Các con Hiến công, cả thẩy chín người, chỉ có chúa công là hiền hơn cả. Huệ công và Hoài công không có đức, vậy nên trời truất ngôi mà để cho chúa công. Các người theo hầu, không biết ý trời, dám tự nhận là công mình, con nghĩ lấy làm xấu hổ lắm, chảng thà đi khâu giày mà ăn còn hơn ?
Bà mẹ nói :
- Mày dẫu không muốn làm quan, cũng nên vào yết kiến một lần, để khỏi uổng cái công lao cắt thịt đùi ngày trước.
Giới Tử Thôi nói :
- Con đã không muốn làm quan thì còn vào yết kiến làm gì !
Bà mẹ nói :
- Con làm được một người liêm sỉ, có lẽ nào ta lại không làm được bà mẹ người liêm sỉ hay sao ! Vậy thì mẹ con ta tìm nơi rừng núi mà ẩn thân, chớ nên Ở chỗ này.
Giới Tử Thôi mừng lắm, nói:
- Con vẫn yêu chỗ Miên Thượng là một nơi núi cao hang sâu, nay con xin đem mẹ đến Ở đấy.
Nói xong, liền cõng bà mẹ đến đất Miên Thượng, làm nhả trong hang mà ở. Láng giềng hàng xóm không ai biết là Giới Tử Thôi đi đâu cả, chỉ một mình Giải Trương biết mà thôi. Giải Trương bèn viết một bức thư, đang đêm đem đến treo Ở cửa triều. Sáng hôm sau, có một cận thần bắt được, đem vào dâng Tấn Văn công. Tấn Văn công mở ra đọc Trong thư nói :
Có một con rồng. khi còn hoạn nạn cô thế, đàn rắn đi theo, chu du thiên hạ. Rồng không có ăn. một rắn cắt đùi. nay rồng trở về đã được yên sở. Đàn rắn theo vào, đều sung sướng cả, chỉ có một con, chẳng ai hỏi đến !"
Tấn Văn công đọc xong, giật mình nói rằng :
- Đây là Giới Tử thôi oán giận ta đó ? Khi trước ta qua nước Vệ không có ăn, Giới Tử Thôi cắt thịt đùi để dâng ta, nay ta ban thưởng công thần mà quên mất Giới Tử Thôi, ấy là một điều lỗi của ta vậy. Bèn sai người đi triệu Giới Tử Thôi. Khi người ấy đến nơi thì thấy Giới Tử thôi đã đi mất rồi. Tấn Văn công truyền bắt những người láng giềng, để hỏi xem Giới Tử thôi đi đâu ; ai biết chỉ dẫn thì thưởng cho làm quan. Giải Trương bèn tâu với Tấn Văn Công rằng :
- Bức thư ấy không phải là của Giới Tử Thôi, chính là của tôi làm thay đó ! Giới Tử Thôi không muốn cầu thưởng, đă cõng mẹ vào ẩn Ở trong hang núi ở đất Miêu Thượng, vậy nên tôi viết bức thư ấy để nhắc chúa công nhớ đến Giới Tử Thôi đó.
Tấn Văn công nói :
- Nếu không có bức thư ấy thì có lẽ ta quên mất cái công của Giới Tử Thôi.
Nói xong, liền cho Giải Trương lảm chức hạ đại phu ; lại bắt Giải Trương đưa đường cho mình vảo Miên Thượng để tìm Giới Tử Thôi Khi vào đến nơi thì chỉ thấy núi xanh rừng rậm, nước chảy mây bay, tiếng chim chiu chít, vách đá dội vang, mả chẳng thấy tông tích Giới Tử Thôi đâu cả. Quân sĩ tìm được mấy người làm ruộng gần đấy Tấn Văn công gọi đến trước mặt mà hỏi.
Người làm ruộng nói :
- Mấy hôm trước, chúng tôi có trông thấy một người cõng một bà cụ già ngồi nghỉ ở núi này, vốc nước suối cho bà cụ uống ; xong lại cõng bà cụ trèo lên trên núi, rồi sau không biết đi đâu !
Tấn Văn công truyền đỗ xe Ở dưới chân núi, sai người đi tìm kiếm các nơi. Trong mấy ngày trời, chẳng thấy Giới Tử Thôi đâu cả.
Tấn Văn công có sắc giận trên mặt, bảo Giải Trương rằng :
- Sao Giới Tử Thôi giận ta đến thế ? Ta nghe nói Tử Thôi là người chí hiếu, nếu ta đốt khu rừng này đi thì y tất phải cõng mẹ chạy ra.
Ngụy Thù nói :
- Trong bọn tòng vong, nhiều người có công lao, há phải một mình Giới Tử Thôi đâu ! Nay Giới Tử Thôi cố tình đi ẩn, khiến chúa công phải khó nhọc, đợi khi nào hắn tránh lửa mà chạy ra đây, tôi sẽ làm cho hắn phải xấu hổ.
Nói xong, truyền cho quân sĩ phóng hỏa đốt cả mấy phía rừng. Lửa to gió mạnh, khu rừng cháy lan đến mấy dặm, trong ba ngày mới tắt ; nhưng Giới Tử Thôi nhất định không ra, hai mẹ con ôm nhau, chết Ở dưới gốc cây liễu. Quan sĩ tìm được đống xương, Tấn Văn công trông thấy thì động lòng mà ứa nước mắt, bèn truyền cho quân sĩ đem chôn Ở chân núi, rỗi lập miếu thờ, bao nhiêu ruộng xung quanh núi đều để làm tự điền cả, đổi tên núi gọi là Giới Sơn. Ngày hôm đất rừng, đang là tiết thanh minh mồng ba tháng ba. Sau người trong nước nhớ đến Giới Tử Thôi chết cháy, nên đến ngày hôm ấy không nỡ đốt lửa, phải làm sẵn lương khô để ăn, gọi là tiết "hàn thực" nghĩa là ngày hôm ấy cấm lửa, chi ăn đồ nguội. Tiết hàn thực, nhà nào cũng cắm cành liễu Ở ngoài cửa, để chiêu hồn Giới Tử Thôi, cũng có nhà lảm cỗ và đốt giấy để cúng tế.