vô âm nữ
(1)
Mười hai bà mụ ghét chi nhau,
Đem cái xuân tình(2) vứt bỏ đâu.
Rúc rích thây cha con chuột nhắt,(3)
Vo ve mặc mẹ cái ong bầu(4)
Đố ai biết đó vông hay trốc(5)
Còn kẻ nào hay cuống với đầu(6)
Thôi thế thì thôi, thôi cũng được,
Nghìn năm càng khỏi tiếng nương dâu(7)
(1) Nhiều sách in sau này lầm bài này với bài Quan thị. Quan thị là viên hoạn quan khi xưa. Bài Quan thị được gán cho Hồ Xuân Hương.
(2) Cái xuân tình: Bộ phận không thể thiếu của người phụ nữ.
(3) ý ca dao:
"Con gái mười bảy mười ba
Đêm nằm với mẹ chuột tha mất..."
(4) ý ca dao:
"Bà già đánh trống long bong
Vừa đi vừa nhảy con ong đốt..."
(5) Tục ngữ: "Ngồi: lá vông; chổng mông: lá trốc"...
(6) Tục ngữ: "Đầu trỏ xuống, cuống trở lên"
(7) Tiếng nương dâu: nương dâu là bãi trồng dâụ "Tiếng nương dâu" là tiếng (xấu) ở bãi trồng dâu - Do thành ngữ chữ Hán là "Tang gian bộc thượng". Sách Hậu Hán thư, Địa lí chí nói rằng đất Vệ xưa có chỗ kín trong bãi trồng dâu (tang gian) ở trên sông Bộc (Bộc thượng), là nơi trai gái thường tụ hội làm những chuyện dâm ô. Nguyễn Du đã dịch thành ngữ này: "Ra tuồng trên Bộc trong dâu - Thì con người ấy cầu làm chi" (Kiều).