Poem logo
Poem logo

* thơ chính vận *

THƠ CHÍNH VẬN

Đại cao thủ thanh vần hạng nhất
Thơ du dương cung bậc lừng mây
Phạm Thành bỏ được hao gầy
Nhạc xen câu cú rõ đây nhân tài !
*
Khi cho vận để tai nghe kỹ
Hai chữ thì nên kỵ cùng thanh
Vần ba, từ giữa luôn hành
Khác con dấu nhé không hanh hao gầy !
*
Pham Gia tiếp làm ngây độc giả
Đọc bài thơ mà dạ vui mừng
Du dương nhạc điệu vần lưng
Thêm vào cước vận mấy từng trời cao...
*
Xét câu cú ngọt ngào vận điệu
Ít có người biết hiểu lẽ này
Đôi lời ta tỏ hôm nay
Mặc dầu thông báo tháng ngày đã qua...
*
Dùng chính vận ngọc ngà câu chữ
Cùng nguyên âm tỏ sự muốn phân
Chỉ nên tai lắng khi cần
Nghe qua sẽ thấy vần cân thế nào.!..
*
Dùng thông vận biết bao người viết !
Bởi bí từ tiếng Việt hanh hao
Cho nên vần chẳng ngọt ngào
Thơ không bay bổng chiêm bao nỗi gì ?...
*
Đấy kỹ thuật vần thi tỏ hết
Không giấu che mỏi mệt lắm thay
Cùng nhau tiến bộ tháng ngày
Cho dòng thơ Việt mê say mọi nhà...
*
Vần tình trong sáng thi ca
Tựa nghe khúc nhạc thanh hoà gió mây...
-N3- Nguyễn Ngọc René - 07/05/2017
*
THƠ CHÍNH VẬN
Hiện trên làng fb ...Rất ít người chịu khó theo cách này ! Nhất là những bạn yêu chuộng thông vận ( vần ép ) , khi phát âm các chữ bắt buộc phải vần nhau......nhưng vì bị ép ...không còn cùng âm nữa ! Về nhạc lý , những chữ không cùng nguyên âm thì không bao giờ có được cùng thanh âm ! Cho nên khi ta ÉP thì mắc bệnh SAI VẦN !
Một bài thơ, muốn có cái gọi là trầm bổng, du dương, ta nên theo cách sau, dùng cho tất cả các thể loại thơ :
* Vần 2 chữ : nên khác dấu , Bằng như Trắc .
* Vần 3 chữ : chữ ở giữa nên khác dấu với 2 chữ kia .
Riêng thơ Tứ Tuyệt, một khi đã thông luật :
Phải hiểu thật rõ câu này
Khi làm Thơ tứ tuyệt :
Chữ 2,4 phải khác dấu với chữ 7
( Bằng như Trắc ! ) Nếu không nằm lòng câu này , thì không nên viết !

Ý kiến bạn đọc

TÌM KIẾM BÀI THƠ
Nhập từ khóa:
Tìm kiếm