vô ngã (anattā)
“I am not my body
Not my physical qualities
I am not my thinking
Not my mental philosophies
I am not my emotions
Not my race or religion
Not my country and nation
Not even a man or a woman.” [Mooji]
(Tôi không phải là cơ thể của tôi
Không phải đặc tính thể chất của tôi
Tôi không phải là suy nghĩ của tôi
Không phải triết lý tinh thần của tôi
Tôi không phải là cảm xúc của tôi
Không phải chủng tộc hay tôn giáo của tôi
Không phải đất nước và quốc gia của tôi
Thậm chí không phải đàn ông hay đàn bà.)
---
Những 'lời nói đầu' có lẽ cần thiết về VÔ NGÃ (ANATTĀ)
Phật thuyết vô ngã, không có cái tôi, để phá tỷ tỷ bám chấp điên cuồng vào “tôi” và “những thứ của tôi” ; để buông xả tham sân si nơi mình; buông xả những ảo tưởng về mình; buông xả những hí húm và những đau đớn nát tan của mình ! Chỉ một mình Phật và PG mới nói Vô Ngã. Còn cụ Giêsu và Thánh Kinh thì nói “Hãy từ bỏ chính mình”; “mai táng mình cùng với Đức Giêsu”.
Tôi là ai ? Ai là Tôi ? Này, tui ơi, tỉnh ra đi chứ nhỉ ! Tôi chẳng phải là những thứ như tôi nghĩ, tưởng, khư khư ôm ấp chiếm giữ và phồng mang bảo vệ !
Vậy thì, vô ngã, trước hết, phải nhìn như pháp ‘phương tiện’ (upaya). Cũng như tâm lý trị liệu, nhất là Tâm Kịch, thì Phật là 'đại y vương', dùng pháp vô ngã là phương tiện rung, lắc, để may ra, rơi rụng xuống ‘cái tôi’ và ‘những cái của tôi’.
Là pháp phương tiện, nhưng vẫn có cái ‘lý’ của chúng, rất đúng, rất thực. Ai ‘không có tai để nghe’, thì đáng tiếc vô cùng.
Qui luật : Những ai sống trong lành, đều là người đã mỏng đi cái tôi và cái của tôi. Tất cả những ai sống đời tâm linh hoặc đời tôn giáo thực, đều là người tiến đến việc ‘chết đi cái tôi’. Chết đi cái tôi thì mới THẤY RA “Mầu Nhiệm Nước Trời” !
Vì thế, Phật nói không có cái ngã, PG Nguyên Thủy chuyên thực hành vô ngã. PG Đại Thừa cũng thế, vô ngã rồi còn vô pháp. Cuối cùng, PG Đại Thừa nói rằng, nói CÓ cũng sai, nói KHÔNG cũng trật. Nước Trời thì chẳng có chẳng không!
Nghĩa là, Phật phá chấp từ từ. Phá cái tôi cứng dầy điên đảo. Rồi phá luôn cái ‘thế giới của tôi’ (các pháp, các hiện hữu, bồ bịch cha mẹ anh em và trời đất không gian thời gian búa xua). Cuối cùng, ‘tối thượng thừa’, phá vào hang ổ cội nguồn của mọi bám chấp, phá cái ‘tội nguyên tổ’, phá cái bám chấp vào cái nhận thức xác thịt là thần kinh óc não, kiến văn giác tri.
Triết học phương Tây và thần học Kitô, nghiêm minh chuẩn xác trên mặt suy tưởng bằng thần kinh óc não nhị nguyên, nên vô cùng ‘khó chịu’ trước phát biểu Vô Ngã đầy tính phương tiện của Phật. Tôi. Tôi là ai ? Ai là Tôi ?
Nghe mà muốn khóc cho biết bao điên đảo bám víu của mình : “Thế gian lìa sinh diệt, ví như hoa hư không. Trí chẳng thấy có không, mà khởi tâm đại bi” (Kệ Lăng Già).
Bài này đã được xem 397 lần
|
Người đăng:
|
Cuncuoi11
|
|
|