Poem logo
Poem logo

sinh con trai nên vứt đi.

Tác giả: Phạm Hoàng Tuyên
Anh sinh ra nơi xóm nhỏ bưng biền
Gian nhà trống giữa đồng không mông quạnh
Cha mẹ thương nên chở che ấm lạnh
Lại học hành như chúng bạn gần xa.
Tháng năm dài cứ thế nối nhau qua
Anh khôn lớn và ra nơi phố thị
Chuyện quê nhà anh không cần bận nghĩ
Chỉ học hành lo sự nghiệp công danh
Thời gian dùi mài cũng vụt qua nhanh
Anh thành đạt và lập gia đình hạnh phúc
Cha anh lên thăm xin tiền mua thóc
Bởi mấy năm nay quê liên tiếp mất mùa
Vợ anh đưa ít tiền và có ý đuổi xua
Không muốn trong nhà có lão già quê ấy
Đêm cha anh thở dài rồi trở dậy
Đón xe đi khi sương ngậm lá me buồn
Anh lặng nhìn và nước mắt nhẹ tuôn
Hồn đau xót đến nghẹn ngào tê tái
...
Ít hôm sau mẹ sang thăm con gái
Lại được vợ cho tiền và lo lắng thương yêu
......
Gió heo may gờn gợn lạnh trong chiều
Vợ điện thoại bảo em có mang anh ạ
Anh chỉ cười rồi nói trong vội vã
- Nếu gái thì mừng, trai hãy vứt đi nghen!
Chị vợ thẩn thờ nhưng cũng chẳng nói thêm
Chờ ngày tháng đến khai hoa nở nhụy
Hôm nhận được từ tin mừng của chị
- Con gái anh à, mau thu xếp về nha!
Anh vội lo nào sữa nào quà
Rồi xin sếp để về nhà thăm vợ
...
Lật tấm khăn nhìn đứa con bỡ ngỡ
Bảo gái cơ mà giờ sao lại là trai ?!
Anh bước nhanh chẳng màng ngó đến ai
Mẹ vợ thấy thế mới buông lời trách cứ
- Con rể à trai mới là hay chứ !
Sao con ngược đời lại thích gái là sao ?
Anh bỗng nhiên đôi dòng lệ tuôn trào
- Mẹ có biết Cha con buồn con lắm
Ông yêu thương từ tháng năm bồng ẵm
Lo học hành cho con được hôm nay
Đến thăm con và nương náu đôi ngày
Nhưng con lại không đáp đền muôn một
Vợ vô tâm chỉ trao vài đồng bạc
Để cha nghẹn ngào về lại chốn quê xưa
Còn mẹ đến thăm thì cô ấy đón đưa
Tiền cung biếu, lại no cơm ấm ngủ
Kể từ đó trong lòng con tự nhủ
Gái mới nên, còn trai hãy vứt đi !!
Là con trai chẳng giúp ích được gì
Nuôi nấng lớn cũng lo cho kẻ khác.
Anh nghẹn ngào nói từng câu rời rạc
Mà đau thương nhuộm úa trái tim già
Mẹ vợ thẩn thờ và như chợt hiểu ra
Dòng lệ nóng nhạt nhòa vương tóc trắng
___________________________________
PHT (cảm tác)

Ý kiến bạn đọc

TÌM KIẾM BÀI THƠ
Nhập từ khóa:
Tìm kiếm