dạo chơi cùng thế giới của tâm hồn…
Phật giáo Thiền tông dạy rằng chìa khóa cho sự tăng trưởng nội tâm là “một cục than hồng mắc trong cuống họng”- một chướng ngại sâu thẳm đến nỗi chúng ta không thể nuốt nó vào mà cũng không thể khạc nó ra. Một hạt cát trong lòng con trai ngọc, một vết sờn gai dưới cái yên, một giấc mộng ám ảnh, một trực giác không lời rằng phải có “một điều gì hơn thế nữa”- Những bức tranh biến thiên, như những trải nghiệm đều chỉ về cùng một hướng. Đột nhiên, đời sống không thể coi là mặc nhiên như thế. Đó là lúc xuất hiện một kẻ kiếm tìm đích thực.
Rõ ràng là tôi hiện hữu là chưa đủ; tôi muốn biết tôi là ai và tôi sống trong tương quan với cái gì, tôi ở đây để làm gì?
Tôi đi tìm tôi để nhận biết sự thật
Rằng tôi có mặt ở đây để làm gì
Tôi đang nghẹt thở giữa tồn tại và hư ảo
Tôi chỉ thấy em đẹp và tôi khao khát
Diễn đàn bây giờ là của em và không ai thay thế
Em có thích điều đó không…?
Độc đáo giữa muôn loài, đời sống con người có nhận thức về chính mình, tuy thế chúng ta lại hiện hữu trong một thế giới không tự giải thích. Cái gì làm cho đời sống trở thành đời sống?
Sâu thẳm bên trong, chúng ta biết rằng những dữ liệu vật chất không phải là cứu cánh.
Vậy nên chúng ta kiếm tìm một sự giải thích tối hậu, một nguồn mạch của ý nghĩa thật xa xôi hết mức có thể, một câu trả lời rốt ráo mà đứng trước nó, mọi câu hỏi phải im bặt.
Chúng ta có thể biết điều gì?
Chúng ta phải làm điều gì?
Chúng ta có thể hy vọng về điều gì?
Con người là gì?
Bốn câu hỏi lớn do các nhà triết học thời Khai sáng đặt ra.. Sau này họa sỹ hậu ấn tượng Paul Gauguin diễn đạt thành ba câu hỏi:
Chúng ta từ đâu tới?
Chúng ta là gì?
Chúng ta đi về đâu?
Và ơn Chúa…ơn Phật…kho tàng tư tưởng dân gian và các nhà trí giả…cuối cùng thì chúng ta cũng rút ra được những thế giới quan của mình từ một đa phức của các nguồn mạch - gia đình, giáo dục, nền tảng văn hóa, trải nghiệm và khám phá. Trong khi đó những tín đồ của các tôn giáo, chủ trương rằng thế giới quan của họ được bộc lộ từ bên ngoài kinh nghiệm của con người, qua một dạng thức mặc khải.
PK…
Bài này đã được xem 839 lần
|
Người đăng:
|
Xuân Khang
|
|
|