Poem logo
Poem logo

tỏ lòng biết ơn

Tác giả: Việt Dương Nhân
Kính gởi đến Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn tại Pháp

''Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớ người đào giếng''

*

Từ ngày làm kẻ lưu vong,
Được Người giúp đỡ, lòng mong đáp đền.
Ơn Người chẳng một phút quên,
Giờ đây đến lúc phải đền đáp ngay.

Làm sao an hướng khoan thai,
Nỡ nào nhắm mắt không cay đắng lòng ?
Nhớ ngày trời biển mênh mong,
Vòng tay Người đón vào trong đất lành.

Hỡi ai còn nhớ việc trên ?
Cùng nhau đóng góp đáp đền nghĩa xưa.
Đất Pháp đang gặp gió mưa,
Thiên tai phủ xuống ruộng mùa nát tan.

Người dân buồn khổ gian nan,
Nước dâng lũ lụt, ngút ngàn oán than.
Để cho lòng nhẹ, tâm an,
Cộng Đồng Người Việt dựng màn Đới-Liên.

Nối vòng tay lớn khất quyên,
Tỏ lòng đền đáp Đất-Hiền dung thân.


(16 giờ 35, một xó an lành trên đất Pháp, ngày 25-04-2001)


Donnons-nous la main
Pour la Communauté les Vietnamiens Réfugiés en France

''Pour Qui mange le fruit de vie...
Qui est celui qui a planté le verger?
Pour Qui boit l’eau vivifiante...
Qui est celui qui a creusé le puits ?''

*

Depuis ce jour d’errance sur les mers,
Recueillie par la bonté du samaritain
Quand pourrais-je répondre à ce bienfait ?
Ce don de vie reste présent chaque instant,
Maintenant, vient le moment
Où le bienfait porte son fruit !

Comment rester impassible dans le confort,
Dormir sans se retourner, sans peine ?
Oubliant ces jours d’errance sans espoir,
Puis enfin cette joie, ces bras secourables
Portant sur la terre bénie !

Vous mes amis, souvenez-vous en !
Ensemble unissons-nous pour répondre
Aujourd’hui à ce bienfait d’autrefois !
Le ciel injuste inonde plaines et villages,
Balayant maisons, travail et vie...
Semant peines et désespoirs pour tous !

Allons mes amis, nous les réfugiés, les errants,
Vietnamiens de France et d’ailleurs,
A notre tour, donnons-nous la main,
Pour créer ce cercle de fraternité
Pour partager fardeaux et peines...
Ensemble soulageons les douleurs de ceux,
Qui ce jour, jadis avaient effacé nos larmes !

(Traduit par Marie-Colombe Bạch Thi Ngọc Sương 5/2001)

Ý kiến bạn đọc

TÌM KIẾM BÀI THƠ
Nhập từ khóa:
Tìm kiếm